Chắc hẳn trong quá trình đi tìm “kho báu” của bản thân, đặc biệt là khi bạn cố gắng học một coding skill hay một ngôn ngữ mới hay kể cả kiến thức mới thì bạn sẽ thường gặp một số những khó khăn kiểu như:
- Một số khái niệm có thể gây nhầm lẫn (Đặc biệt là khi bạn học một ngôn ngữ lập trình mới và đã có kiến thức ở ngôn ngữ khác.)
- Khó để tìm ra được thời điểm học thích hợp
- Một khi bạn hiểu một thứ gì đó, thì cũng rất dễ để bạn quên nó sau một thời gian.
- Các công cụ, framework,… thì quá nhiều và thay đổi liên tục làm cho bạn không biết phải bắt đầu từ đâu.
May mắn thay, những khó khăn ấy, có thể nhận dạng được và chinh phục chúng. Và giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu 5 tuyệt chiêu giúp bạn học nhanh hơn và chất lượng hơn. Bắt đầu thôi !
Hãy xây một nền móng vững chắc cho “kim tự tháp kiến thức” của bạn
Nhiều người khi bắt đầu học một ngôn ngữ. Họ sẽ bắt đầu bằng câu hỏi “Nên lựa chọn framework nào để sử dụng?” Và thế là họ dành tất cả thời gian để nghiên cứu nhiều framework khác nhau và sự thật là chẳng tiến triển được gì. Thẳng thắn mà nói, thì đây sẽ là một câu hỏi sai lầm!
Vì sao? Framework có thể bị “thất sủng” bất kỳ lúc nào và đó là “chuyện bình thường ở huyện”. Có nhiều công ty lựa chọn không dùng framework để xây dựng các nền tảng công nghệ, hoặc có thể họ sẽ dùng framework nhưng biến tấu lại dựa trên như yêu cầu của công ty.
Trong những trường hợp này, bạn cần có kiến thức nền vững vàng. Framework được tạo ra để giúp cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn. Vậy nên, sử dụng framework thì dễ, NHƯNG hiểu được bản chất mới là vấn đề quan trọng. Thực tế, việc thấu hiểu này sẽ giúp bạn thích các framework hơn rất nhiều.
Một trong những cách để thoát ra khỏi cái bẫy này là đưa ra được một lộ trình cho việc học những gì bạn cần. Ví dụ, để trở thành một front-end developer, lộ trình của bạn có thể sẽ là học HTML/CSS trước rồi bắt đầu học Javascript, một chút Jquery,… và cuối cùng mới là tìm một framework để học. (Lưu ý: Đây chỉ là ví dụ, nó sẽ thay đổi tùy theo mục tiêu cũng như bản thân mỗi người.)
Việc tạo ra một lộ trình, đồng nghĩa với việc chia nhỏ quá trình thành từng bước một, giúp cho việc bạn thực hiện từng bước dễ dàng hơn và tập trung hơn. Hơn nữa, bạn sẽ không phải tập trung lo lắng cho những điều nằm gần cuối lộ trình ngay khi bắt đầu.
Học đi đôi với hành
Học nhanh một khái niệm hay kiến thức mới đôi khi là một con dao hai lưỡi, nó rất có thể là nguyên nhân phá hoại quá trình học của bạn.
Tại sao?
Khi bạn đọc một thứ gì đó và bạn thấy nó có ý nghĩa. Bạn dễ dàng chấp nhận và đi đến đều tiếp theo ngay lập tức. Có thể bạn sẽ hiểu điều tiếp theo và tiếp tục đi đến điều kế tiếp. Nhưng sẽ sớm thôi, bạn sẽ đi đến điểm mà bạn nhận ra rằng bạn đã quên mất một vài thứ mà bạn đã học trước đó, và bạn lại quay trở lại. Bạn liếc sơ sơ qua cái khái niệm trước đó để gợi nhớ lại và tiếp tục di chuyển sang điều mà bạn đang học giang dở lúc nãy, và tiếp tục sang các điều tiếp theo. Rồi sau đó bạn nhận ra bạn lại quên một điều khác.
Đấy, bạn cứ lặp đi lặp lại vòng luẩn quẩn cho đển khi bạn nhận ra bản thân đã quên gần hết. Lúc này, bạn chán nản, muốn nghỉ ngơi, và cố gắng trở lại học sau. Cuối cùng, thật đáng buồn khi bạn quên hết tất cả mọi thứ.
Có hai bước để cứu vãn vấn đề này:
- Hạn chế số lượng những điều mà bạn muốn học tại một thời điểm.
- Cố gắng thực hành thật nhiều, có nghĩa là khi học một khái niệm nào đó hãy cố gắng viết càng nhiều code càng tốt, tất nhiên là phải liên quan tới khái niệm bạn đang tìm hiểu.
Khi bạn học một khái niệm mới, hãy chắc chắn bạn đã thử áp dụng nó, chơi với nó, cảm thấy thoải mái với nó, và thậm chí hãy mang nó kết hợp với các khái niệm khác nếu có thể.
Có thể quá trình này sẽ tốn nhiều thời gian hơn việc đọc và hiểu thật nhanh, nhưng thật sự là bạn đang tiết kiệm thời gian hơn nhiều vì không phải quay lại để gợi nhớ.
“Luyện tập” với Mindset đúng đắn
Nhiều người thấy rằng việc luyện tập là một việc gì đó lặp đi lặp lại và vô cùng nhàm chán, vì thế họ thường bỏ qua hoặc đi đường tắt. Nếu bạn đang nghĩ như vậy thì “Xin hãy nghĩ lại” rất có thể là bạn cũng chỉ đang tốn nhiều thời gian hơn để học mà thôi!
Vậy làm thế nào để làm cho việc luyện tập trở nên thú vị hơn?
Câu trả lời chỉnh là: Hãy thay đổi Mindset của bản thân
Ví dụ: Nếu bạn học được một khái niệm mới và bạn không được phép thử nó, bạn sẽ thế nào?
Chấp nhận và coi như đó là một chân lý ??
Không!
Điều đó sẽ thật khó chịu, đặc biệt là bạn sẽ phải mất nhiều công sức và thời gian hơn để hiểu nó. Cũng giống như việc một đứa trẻ được nhận một món đồ chơi mới, nhưng không được phép chơi với nó vậy.
Vậy nên, Khi bạn học được điều gì đó mới, hãy cố gắng coi nó như là một món đồ chơi mới, một cái xe mới, một đôi giày mới hay bất cứ cái gì mà bạn cảm thấy vui khi chơi với nó. Sau đó đừng cố luyện tập nó như bạn đang phải làm việc, hãy luyện tập như thể bạn đang chơi với nó. (Ví dụ như làm điều gì đó hay ho bằng cái bạn vừa học được, tự tạo bất ngờ cho bản thân, rồi đem nó khoe với bạn bè.)
Với mindset như thế, bạn sẽ học được nhiều hơn, nhớ được lâu hơn, và trên hết còn vui hơn nữa.
Áp dụng “Nguyên tắc 1 phút” vào code
Một trong những lí do thường xuyên được sử dụng để bao biện cho sự trì hoãn trong cuộc sống là “Tôi không có thời gian để tìm hiểu nó.” Ấy thế, các bạn lại thường dành hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày cho Facebook, Youtube, Reddit…
Nhưng thật may là đã có cách giải quyết “bài toán” này. Đó là “Nguyên tắc 1 phút”. Ý tưởng chính của nguyên tắc này là một người hãy thực hiện việc gì đó trong vòng một phút vào cùng một thời điểm của mỗi ngày.
Ví dụ:
- Mỗi ngày dành 1 phút học 1 bài học mới về JS vào 8h sáng
- Mỗi ngày dành 1 phút để xem lại những kiến thức đã học vào 2h chiều
- Mỗi ngày dành 1 phút để thực hành 1 chủ đề kiến thức vòa 8h tối
Bạn có thấy điều gì vô lí không
Đó là bởi vì, nếu mục tiêu là 1 phút thì ngau cả người lười nhất cũng có thể làm được. Và nó sẽ mang lại cho bạn cảm giác hứng khởi khi bắt đầu, và tạo lập thói quen cho bản thân bạn. Tất nhiên, việc dành 1 phút cho những kiến thức trên là không bao giờ đủ. Vậy nên, khi bạn đã không còn cảm giác “chán” nữa thì hãy nâng dần thời gian lên 10-15 phút, rồi nửa tiếng hay vài tiếng.
Hãy áp dụng Nguyên tắc 1 phút ngay từ bây giờ và chờ đợi những thay đổi tích cực sẽ xảy ra với cuộc đời bạn nhé.
Chậm mà chắc
Vội vã luôn là kẻ thù phá hỏng mọi nỗ lực của bạn. Vậy nên, hãy cố gắng từng bước một. Khi gặp một đoạn code lạ hoặc khó. Hãy bắt đầu tìm hiểu nó, đầu tiên là cố gắng đi qua từng dòng code, hiểu được ý nghĩa của nó trong toàn bộ block code. Sau đó sẽ là kết nối toàn bộ block code để tạo nên một bức tranh tổng thế. Tất nhiên là việc này sẽ mất thời gian, sẽ chậm nhưng như thế bạn sẽ hiểu được sâu hơn và nhớ lâu hơn.
Ngoài ra, khi gặp một vấn đề phức tạp và lạ lẫm, hãy cố gắng trình bày nó bằng ngôn ngữ tự nhiên trước (hay còn gọi là mã giả.) Bằng cách này, bạn có thể tìm ra được bạn muốn làm gì trong đoạn code trước khi bạn thực sự viết nó. Có hai lợi ích mà ta có thể thấy được.
- Việc viết code sẽ dễ hơn và nhanh hơn bởi vì bạn không phải dừng lại để suy nghĩ xem mình phải làm gì hay đoạn code nên thực hiện cái gì.
- Bạn có thể giảm bớt số lỗi cần xử lý, bởi vì bạn đã có một ý tưởng rõ ràng về mỗi đoạn code và nhiệm vụ của nó.
Kết luận
Khi học cái gì mới bạn hãy:
- Đừng nên lo lắng về những quyết định trong tương lai mà chìm sâu vào chúng
- Hãy coi những thứ bạn học được như những thứ mà bạn thích thú, hãy xem việc luyện tập như việc chơi với những thứ mà bạn thích.
- Đừng cam kết quá nhiều thời gian để code vì bạn sẽ chẳng thể tìm ra thời gian thích hợp, hãy cố gắng tạo ra những cam kết nhỏ, như việc bạn dành vài phút cho Facebook, Youtube… vậy
- Nghĩ chậm, nghĩ kĩ, thực hiện từng bước nhỏ sẽ giúp bạn học nhanh hơn.
Còn các bạn, cách tiếp cận vấn đề mới của bạn như thế nào? Các thủ thuật mà bạn thường dùng trong việc học tập ra sao? Đừng ngại comment nhé.